NỘI DUNG

Bốn yếu tố chính trong nỗ lực củng cố việc phòng ngừa vết loét bàn chân đái tháo đường:

  • Nhận diện những nguy cơ loét tại bàn chân
  • Thường xuyên quan sát và kiểm tra bàn chân có nguy cơ loét
  • Lựa chọn loại giày dép mang hằng ngày thích hợp
  • Nhân cao nhận thức của bệnh nhân, gia đình và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác

RẤT NHIỀU

trường hợp loét bàn chân đái tháo đường…1

HƠN85%

ca cắt cụt chi dưới…2

...CÓ THỂ NGĂN
NGỪA ĐƯỢC

1. Boulton AJM. The diabetic foot. Diabet Med 2006;34:87-90

2. International Diabetes Federation Atlas – 9th edition 2019: page 89.

LÀM SAO ĐỂ NHẬN DIỆN CÁC NGUY CƠ ĐANG TỒN TẠI Ở BÀN CHÂN?

Việc sớm nhận diện được các nguy cơ chính là yếu tố mấu chốt để ngăn ngừa hiệu quả biến chứng bàn chân đái tháo đường.

Có hai yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh nhân đái tháo đường:

1Mất cảm giác bảo vệ (LOPs) do bệnh lý thần kinh.
2Bệnh động mạch ngoại biên (PAD)

Những điều này cần được xác định và theo dõi chặt chẽ để giảm thiểu nguy cơ loét chân cho bệnh nhân đái tháo đường. Kiểm tra chân hàng ngày sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường ở chân.

TÌM HIỂU THÊM VỀ LOÉT BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Dưới đây là các triệu chứng chính của LOPS và PAD:

Tổn thương dây thần kinh (LOPS)
có thể được biểu hiện bằng:

  • Cảm giác ngứa ran hoặc châm chích
  • Đau (rát)
  • Ít ra mồ hôi
  • Thay đổi màu sắc của bàn chân
  • Thay đổi hình dạng của bàn chân
  • Vết rộp và vết cắt
  • Mất cảm giác ở bàn chân hoặc cẳng chân

Sự tổn thương cung cấp máu
có thể đươc biểu hiện bằng:

  • Chuột rút ở bắp chân (lúc nghỉ ngơi hoặc khi đi bộ)
  • Da sáng bóng
  • Mất lông ở chân và bàn chân
  • Bàn chân lạnh, nhợt nhạt
  • Thay đổi màu da của bàn chân
  • Vết thương không lành
  • Đau ở bàn chân hoặc cẳng chân
  • Bàn chân sưng lên

Việc xác định các yếu tố nguy cơ đang hiện diện ở bệnh nhân là vô cùng quan trọng.

LÀM SAO TÔI NHẬN DIỆN ĐƯỢC LOPS/PAD?

Tùy thuộc vào sự hiện diện của các yếu tố rủi ro này, chúng ta có thể phân loại bệnh nhân theo mức độ rủi ro và thực hiện các bước phòng ngừa thích hợp.

MỨC ĐỘ NGUY CƠ CỦA BỆNH NHÂN?

Có một phân loại quốc tế được sử dụng để phân loại mức độ nguy cơ của bệnh nhân.
Ngoài ra, việc xác định mức độ rủi ro của từng bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường xuyên là vô cùng quan trọng. Các tiêu chí rất đơn giản: LOPS, PAD, dị tật bàn chân, tiền sử loét chân hoặc đoạn chi dưới. Hoặc bệnh thận giai đoạn cuối.
Phân loại này sẽ cung cấp cho bạn tần suất theo dõi cần thiết cho từng trường hợp và khuyến cáo mức độ chăm sóc chuyên khoa.

1
NGUY CƠ LOÉT

Rất thấp

ĐẶC ĐIỂM

Không mất cảm giác ( no LOPS) hoặc không có bệnh động mạch ngoại biên (no PDA)

TẦN SUẤT SÀNG LỌC

Mỗi năm

2
NGUY CƠ LOÉT

Thấp

ĐẶC ĐIỂM

Có biến chứng mất cảm giác (LOPS) hoặc biến chứng bệnh động mạch ngoại biên (PDA)

TẦN SUẤT SÀNG LỌC

Mỗi 6-12 tháng

ĐỀ XUẤT CHUYÊN KHOA CHĂM SÓC

Bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa bàn chân, điều dưỡng nội tiết

3
NGUY CƠ LOÉT

Trung bình

ĐẶC ĐIỂM

Có biến chứng mất cảm giác ( LOPS) hoặc biến chứng bệnh động mạch ngoại biên (PDA)

TẦN SUẤT SÀNG LỌC

Mỗi 6-12 tháng

ĐỀ XUẤT CHUYÊN KHOA CHĂM SÓC

Bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa bàn chân, điều dưỡng chuyên khoa đái tháo đường

4
Nguy cơ loét

Cao

Đặc điểm

Có biến chứng mất cảm giác ( LOPS) hoặc biến chứng bệnh động mạch ngoại biên (PDA), kèm một hoặc nhiều yếu tố sau:

  • Tiền sử loét bàn chân
  • Cắt cụt chi dưới (tỷ lệ nhỏ hoặc lớn)
  • Bệnh thận giai đoạn cuối
Tần suất sàng lọc

Mỗi 1-3 tháng

Đề xuất chuyên khoa chăm sóc

Đội ngũ đa chuyên khoa chăm sóc bàn chân đái tháo đường

Cần thường xuyên đánh giá lại mức độ nguy cơ của bệnh nhân theo tần suất được đề nghị trong phân loại. Trong trường hợp bạn không thể tự thực hiện đánh giá nguy cơ của bệnh nhân, hãy chắc chắn rằng bệnh nhân được giới thiệu đến gặp chuyên gia y tế phù hợp.

Ngoài việc đánh giá nguy cơ của bệnh nhân, điều quan trọng là cần phải xem xét bàn chân của bệnh nhân ở mỗi lần tư vấn.
Tận dụng tối đa những lần tư vấn để hướng dẫn bệnh nhân cách phòng ngừa loét bàn chân đái tháo đường.

SAU ĐÂY LÀ 4 BƯỚC HƯỚNG DẪN BỆNH NHÂN CÁCH BẢO VỆ BÀN CHÂN VÀ NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG LOÉT CHÂN

Kiểm soát đường huyết

Bước đầu tiên để ngăn ngừa vết loét chính là kiểm soát đường huyết của bệnh nhân trong phạm vi bình thường. Giữ mức đường huyết trong phạm vi cho phép sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương ở bàn chân và có thể ngăn chặn các chuyển biến xấu.

Chăm sóc chân hàng ngày

Bệnh nhân đái tháo đường nên rửa chân hàng ngày bằng nước ấm, không phải nước nóng, và lau khô đúng cách. Hãy nhắc nhở bệnh nhân giữ cho các kẽ chân được khô ráo. Sử dụng kem dưỡng ẩm để giúp làn da mềm mại, nhưng không nên thoa ở kẽ chân vì nó có thể khiến da quá ẩm.

Lựa chọn giày dép phù hợp

Sau đây là những điều bệnh nhân đái tháo đường cần biết về giày dép:

  • Mang giày dép đế phẳng để khiến chân thoải mái và có không gian thoát khí.
  • Tránh những đôi giày quá nhỏ hoặc nhọn ở mũi. Nếu giày quá chật, quá rộng hoặc chà sát vào da thì không nên mang.
  • Tránh đi bộ xung quanh bằng chân trần.
  • Không mang vớ quá chặt hoặc cao đến đầu gối.
  • Kiểm tra giày, vớ xem có bị hư hỏng không trước khi mang. Các vết nứt, đá nhỏ và móng tay có thể gây kích ứng và làm bị thương vùng da.

Kiểm tra chân hằng ngày

Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường nên kiểm tra chân hàng ngày xem có vết cắt, vết thương nào không, dù là khi chuẩn bị mang vớ (tất) vào hay cởi vớ (tất) ra, hãy kiểm tra thật cẩn thận. Hãy gặp chuyên gia chăm sóc sức khỏe ngay lập tức khi có bất kỳ thay đổi nào. Nếu việc nhấc chân lên để kiểm tra quá khó khăn, hãy sử dụng một chiếc gương để kiểm tra lòng bàn chân. Bệnh nhân cũng có thể nhờ nhân viên y tế hỗ trợ trong các buổi kiểm tra.

BẠN CÓ BIẾT?

Nhắc nhở bệnh nhân rằng họ nên kiểm tra chân ít nhất một lần mỗi năm theo sự sắp xếp của bác sĩ.

Trong trường hợp bạn nhận thấy bất cứ điều gì bất thường trong quá trình kiểm tra bàn chân của bệnh nhân, hãy nhớ rằng…

VỚI BỆNH NHÂN CÓ VẾT LOÉT BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, MỖI GIÂY PHÚT ĐỀU QUÝ GIÁ

1. Boulton AJM. The diabetic foot. Diabet Med 2006;34:87-90

2. International Diabetes Federation Atlas – 9th edition 2019: page 89.

3. IWGDF Practical Guidelines – The IWGDF Risk Stratification System and corresponding foot screening frequency – 2019: page 7.