ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Cứ 11 người thì có 1 người đang sống với bệnh đái tháo đường2
Đái tháo đường là một tình trạng nghiêm trọng, lâu dài mà gần nửa tỷ người đang sống cùng trên toàn thế giới. Đái tháo đường xảy ra khi có sự gia tăng nồng độ glucose trong máu của một người vì cơ thể họ không thể sản xuất, sản xuất không đủ insulin, hoặc không thể sử dụng insulin được cơ thể tạo ra một cách hiệu quả.
Insulin là một hoóc môn được sản xuất bởi tuyến tụy, cho phép glucose từ máu đi vào tế bào, nơi nó được hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng. Nếu cơ thể sản xuất không đủ insulin, hoặc các tế bào không thể đáp ứng với nó, nồng độ glucose trong máu sẽ tăng lên gây tăng đường huyết, đây là chỉ số lâm sàng của bệnh đái tháo đường.
Tỷ lệ bệnh đái tháo đường ước tính (cả loại 1 và loại 2, được chẩn đoán và không được chẩn đoán) ở người trong độ tuổi 20-79 đã tăng lên 463 triệu (9.3% dân số trên toàn thế giới). Theo dự đoán, 578 triệu người (10.2% dân số) sẽ mắc bệnh đái tháo đường vào năm 2030 và con số đó sẽ nhảy vọt lên mức đáng kinh ngạc 700 triệu (10.9%) vào năm 2045.3
Đái tháo đường type 1 là kết quả của phản ứng tự miễn trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy – do đó, cơ thể chỉ sản xuất rất ít hoặc không thể sản xuất insulin. Hiện tại, nguyên nhân chính xác gây ra quá trình phá hủy này vẫn chưa được hiểu đầy đủ và không thể ngăn chặn được, nhưng có khả năng là do sự kết hợp giữa tính nhạy cảm di truyền và tác nhân môi trường khởi phát phản ứng tự miễn.
Đái tháo đường type 1 có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng xảy ra thường xuyên nhất ở trẻ em và người trẻ tuổi. Những người mắc bệnh đái tháo đường loại 1 cần tiêm insulin hàng ngày để duy trì mức glucose trong phạm vi cho phép. Với điều trị insulin thích hợp, kiểm soát đường huyết thường xuyên, giáo dục và hỗ trợ, bệnh nhân có thể sống một cuộc sống lành mạnh và ngăn ngừa hoặc trì hoãn nhiều biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường.
Đái tháo đường type 2 là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% tổng số bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới. Với đái tháo đường type 2, có hiện tượng “kháng insulin”, điều đó có nghĩa là cơ thể không sử dụng insulin đúng cách hay insulin không thực hiện được chức năng. Lúc đầu, tuyến tụy tạo thêm insulin để bù lại, nhưng theo thời gian, tuyến tụy không thể theo kịp và không tiết ra đủ insulin để giữ cho mức đường huyết bình thường. Kết quả là, có sự gia tăng sản xuất insulin và tăng đường huyết. Hiện tại, nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường type 2 vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với thừa cân và tuổi tác, cũng như di truyền.
Bệnh đái tháo đường type 2 phổ biến hơn ở người lớn tuổi, nhưng đang có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện ngày càng nhiều ở trẻ em và người trẻ tuổi do mức độ béo phì tăng, không hoạt động thể chất và chế độ ăn uống không phù hợp. Nền tảng của điều trị bệnh đái tháo đường type 2 là thúc đẩy lối sống lành mạnh, bao gồm tăng cường hoạt động thể chất và chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, nếu những nỗ lực thay đổi lối sống là không đủ, thuốc uống (hoặc insulin) sẽ được yêu cầu để kiểm soát lượng đường trong máu.
- Đái tháo đường thai kỳ cũng có thể phát triển khi mang thai và thường biến mất sau đó.
- Ngoài ra còn có một số loại đái tháo đường hiếm gặp khác.
Về lâu dài, tăng đường huyết có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng và làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Nồng độ đường huyết cao liên tục có thể dẫn đến tổn thương nhiều cơ quan của cơ thể, làm mất chức năng và các biến chứng sức khỏe đe dọa đến tính mạng như bệnh tim mạch, tổn thương dây thần kinh (mất cảm giác), tổn thương thận (suy thận), bệnh mắt (bệnh võng mạc mất và thậm chí mù lòa) và biến chứng bàn chân đái tháo đường (dẫn đến cắt cụt chi dưới).
BIẾN CHỨNG BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Loét chân đái tháo đường là một trong những biến chứng phổ biến, tốn kém và nghiêm trọng nhất của bệnh đái tháo đường.
Có một số yếu tố dẫn đến loét bàn chân đái tháo đường
và giảm khả năng lành thương:
Mất cảm giác bảo vệ (Loss of Protective Sensation - LOPS)
Bệnh đái tháo đường có liên quan đến LOPS do bệnh lý thần kinh. Bệnh thần kinh là sự tổn thương của các dây thần kinh do đường huyết cao kéo dài. Khi bệnh thần kinh ngoại biên xuất hiện (dạng bệnh thần kinh đái tháo đường phổ biến nhất), các dây thần kinh mất đi chức năng của nó: cho dù đó là chức năng vận động, cảm giác hay tự chủ.
Mất cảm giác bảo vệ (LOPS) làm cho bàn chân dễ bị chấn thương, vì nó khiến bệnh nhân không nhận biết được khi có tổn thương, từ đó dẫn đến loét. Bệnh nhân bị LOPS có thể mất khả năng nhận biết đau, nóng hoặc lạnh ở bàn chân. Khi khả năng cảm nhận bị giảm, bệnh nhân không nhận thức được vị trí của bàn chân khi đi bộ, điều này có thể gây ra áp lực lớn cho xương và khớp. Khi đó, bàn chân có thể đáp ứng lại bằng cách phát triển vùng da cứng (mô sẹo), dẫn đến biến dạng bàn chân và loét.
Chẳng hạn, bệnh nhân bị LOPS có thể tự khiến chân bị tổn thương khi bước lên kính mà không cảm nhận được.
Biến dạng chân
Với bệnh nhân đái tháo đường, biến chứng bàn chân là một nguy cơ thường trực. Nguy cơ này càng cao nếu bệnh nhân bị dị tật bàn chân. Ở bệnh đái tháo đường, tổn thương dây thần kinh có thể dẫn đến yếu cơ và thay đổi hình dạng bàn chân. Điều này tạo ra các điểm áp lực bất thường và có thể gây loét. Các dị tật bàn chân phổ biến nhất trong bệnh đái tháo đường là: ngón chân hình búa, móng vuốt, biến dạng ngón chân cái…
Bệnh động mạch ngoại biên (Peripheral arterial disease - PAD)
Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến PAD bao gồm hút thuốc lá, huyết áp cao và tăng cholesterol máu…
Bệnh đái tháo đường thúc đẩy sự lắng đọng cholesterol trên thành động mạch chi dưới, góp phần hình thành mảng xơ vữa. Khi các động mạch ở chân bị hẹp hoặc bị tắc nghẽn (xơ cứng động mạch), kết quả là giảm lưu lượng máu chảy qua chân và bàn chân. Khi việc cung cấp máu cho các mô của bàn chân trở nên kém, bàn chân sẽ dễ bị chấn thương hơn.
Do đó, PAD làm tăng nguy cơ cũng như mức độ nghiêm trọng của loét chân.
PAD có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho cơ (thiếu máu cục bộ), có thể gây đau chân và được gọi là loét do thiếu máu cục bộ. Đây là những vết loét động mạch rất đau có thể ảnh hưởng đến chân, mặt bên bàn chân hoặc đầu ngón chân, hoặc xuất hiện dưới dạng hoại tử.
Trong trường hợp có biến chứng thần kinh hoặc chấn thương, PAD sẽ làm tình hình trở nên trầm trọng hơn do giảm cung cấp oxy – gây trì hoãn hoặc thậm chí là không thể lành thương.
Khi một động mạch bị tắc hoặc thu hẹp, phần cơ thể mà nó cung cấp không có đủ oxy. Tình trạng này được gọi là thiếu máu cục bộ.
Tiền sử loét bàn chân hoặc đoạn chi
Sau khi chữa lành thành công, tỷ lệ tái phát của loét chân đái tháo đường là 40% trong vòng một năm và 65% trong vòng 3 năm.4
“Do đó, với những vết thương của bệnh nhân đã đóng, có lẽ chúng ta nên nghĩ rằng vết thương đã “thuyên giảm” thay vì đã được “chữa lành hoàn toàn”.”
CÁC DẠNG CỦA BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Có 3 loại loét bàn chân đái tháo đường dựa trên sự hiện diện của bệnh lý thần kinh (LOPS) và thiếu máu cục bộ (PAD)
LOÉT VỚI BIẾN CHỨNG THẦN KINH
LOÉT VỚI BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU
LOÉT VỚI BIẾN CHỨNG THẦN KINH - MẠCH MÁU
LOÉT VỚI BIẾN CHỨNG THẦN KINH
- Căn nguyên: dây thần kinh bị tổn thương
- Nền vết thương: màu hồng, mô hạt
- Vị trí: khu vực chịu trọng lượng (đầu các xương bàn chân, mặt bàn chân ngón cái, gót chân )
- Mất cảm giác
- Thường hình thành vết chai
- Da khô và nứt nẻ
- Tăng sừng
- Biến dạng bàn chân
- Bàn chân ấm với các nhịp đập mạnh
LOÉT VỚI BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU
- Căn nguyên: tắc nghẽn động mạch
- Đau đớn
- Hoại tử
- Chân lạnh không có xung nhịp
- Nền vết thương: nhợt nhạt và sần sùi với mô hạt kém
- Vị trí: đầu ngón chân, cạnh móng,giữa các ngón chân và đường viền bên của bàn chân
LOÉT VỚI BIẾN CHỨNG THẦN KINH – MẠCH MÁU
- Căn nguyên: cả hai chức năng thần kinh và động mạch bị suy yếu
- Mất cảm giác
- Mô sẹo
- Dễ bị hoại tử
- Chân lạnh mà không có xung nhịp (có thể)
- Vết thương: mô hạt kém
- Nguy cơ nhiễm trùng cao
- Vị trí: cạnh của bàn chân và ngón chân, ở mọi nơi trên bàn chân
ẢNH HƯỞNG CỦA BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1 TRONG 4 BỆNH NHÂN1
CỨ MỖI 20 GIÂY5
70% BỆNH NHÂN BỊ CẮT CỤT3
BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ THỂ ĐE DỌA CUỘC SỐNG
Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ phải cắt cụt gấp 15 lần so với những người khác. Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đoạn chi trên toàn thế giới. Cuộc sống bệnh nhân sau khi đoạn chi bị ảnh hưởng nặng nề: nhiều người mất khả năng lao động, trở nên phụ thuộc vào người khác và không thể theo đuổi một cuộc sống xã hội tích cực. Các chức năng thể chất, cảm xúc và xã hội đều bị ảnh hưởng và trầm cảm là một hiện tượng phổ biến. 70% bệnh nhân bị cắt cụt sẽ tử vong trong vòng 5 năm
CÂU CHUYỆN CỦA BỆNH NHÂN
Cùng theo dõi câu chuyện của bệnh nhân đã từng sống với vết loét bàn chân đái tháo đường.
May mắn thay, các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng loét bàn chân có thể được ngăn ngừa và điều trị thành công thông qua các biện pháp phòng ngừa đúng đắn, xác định sớm bệnh nhân có nguy cơ loét chân cao và có biện pháp chăm sóc thích hợp bệnh nhân bị loét chân do đái tháo đường tại các cơ sở chuyên khoa.