MỖI GIÂY
PHÚT ĐỀU
QUÝ GIÁ

DẤU HIỆU CẢNH BÁO

Nhắc nhở bệnh nhân tới gặp bác sĩ ngay lập tức khi họ nhận thấy bất kỳ dấu hiệu sau đây khi kiểm tra bàn chân:

  • Vết loét
  • Vết trầy
  • Vết cắt
  • Vết bỏng rộp
  • Cảm thấy đau
  • Vết sưng
  • Vết đỏ

Khi xuất hiện vết thương, vết bỏng rộp, vết cắt hay vết trầy, cần phản ứng nhanh và phù hợp để phòng tránh những biến chứng nghiêm trọng và khả năng bị cắt cụt chi.

NHẮC NHỞ BỆNH NHÂN NHỮNG GÌ HỌ CẦN LÀM NGAY KHI HỌ NHẬN RA VẤN ĐỀ

Nếu họ thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần:

  • Liên lạc với bác sĩ hoặc điều dưỡng của mình sớm nhất có thể
  • Đến trung tâm y tế gần nhất nếu họ không thể gặp bác sĩ hoặc điều dưỡng của mình.

Điều cực kỳ quan trọng là phải phản ứng nhanh và phù hợp trước khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn – bất kể vết thương nhỏ như thế nào. Một vết thương ở chân có thể dẫn đến cắt cụt chi trong một thời gian ngắn.

Một điều rất quan trọng cần lưu ý đó chính là giảm tải áp lực cho bàn chân.

Phản ứng nhanh chính là mấu chốt quan trọng để đóng vết thương và tránh các biến chứng như nhiễm trùng, và đoạn chi. Đóng vết thương càng sớm càng tốt.

MỖI BƯỚC
ĐI ĐỀU QUAN
TRỌNG

CÀNG SỚM
CÀNG TỐT

LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỰC HIỆN VIỆC CHĂM SÓC PHÙ HỢP

Cần hướng dẫn bệnh nhân đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa thích hợp. Đây là một vài khuyến nghị quốc tế từ DFOOT để biết khi nào nên giới thiệu bệnh nhân của bạn đến cơ sở chuyên khoa (Tham khảo).

Referral fast-track pathway for patients presenting a diabetic foot ulcer

Đây là tiêu chuẩn đề nghị chăm sóc được đưa ra bởi nhóm nghiên cứu đa chuyên khoa.2

GIẢM TẢI ÁP LỰC

Giảm tải áp lực lên bàn chân là điều cần thiết để bảo vệ và chữa lành vết loét. Sử dụng các thiết bị giảm tải không thể tháo rời cao đến đầu gối, tiếp xúc hoàn toàn (total contact casts – TCC), người đi bộ có thể tháo rời hoặc một vài loại giày dép cụ thể nên được sử dụng phù hợp với nhu cầu cá nhân và tùy theo các loại giày dép sẵn có. Bệnh nhân cần được giáo dục để giảm thiểu việc đứng và đi lại, nên theo dõi thường xuyên để đảm bảo sự tuân thủ và hiệu quả lâm sàng.

KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

Khi có dấu hiệu lâm sàng của nhiễm khuẩn, điều trị bằng kháng sinh theo kinh nghiệm và phổ rộng sau khi lấy mẫu vi sinh (lý tưởng là mô sâu ), sau đó điều chỉnh theo đáp ứng lâm sàng và kết quả vi sinh. Cần loại bỏ mô hoại tử sau khi đánh giá toàn diện mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA/ QUẢN LÝ TOÀN DIỆN:

Cần kiểm soát tốt đường huyết (nếu cần thiết với insulin), điều trị suy dinh dưỡng và phù nề nếu có. Quản lý tối ưu các bệnh đi kèm là thực sự cần thiết.

PHỤC HỒI KHẢ NĂNG TƯỚI MÁU

Ở những bệnh nhân có biến chứng động mạch ngoại biên (áp lực mắt cá chân <50mm Hg, ABI <0,5, áp lực ngón chân <30mmHg hoặc Tcp02 <25 mmHg), nên xem xét tái thông mạch máu. Khi vết loét không có dấu hiệu lành trong vòng 4 tuần, mặc dù đã được xử trí tối ưu, nên đánh giá mạch máu lại và tái thông mạch máu (ngay cả khi các xét nghiệm trên nằm trong phạm vi chấp nhận được/bình thường).

CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG TẠI CHỖ

Kiểm tra/đánh giá vết loét thường xuyên, cắt lọc mô hoại tử và thay băng. Việc lựa chọn băng gạc cần dựa vào tình trạng của vết loét (đặc điểm của nền vết thương, dịch tiết, kích thước, độ sâu, đau cục bộ). Trong trường hợp loét với biến chứng thần kinh-mạch máu, cân nhắc sử dụng băng gạc TLC-NOSF (Công nghệ Lipid-Colloid với yếu tố Nano-OligoSacaride).

HÃY NHỚ

Hãy đảm bảo bệnh nhân nhận được chế độ chăm sóc phù hợp dựa vào mức độ đánh giá nguy cơ, ngay cả khi họ không có bất kỳ vết thương nào.

Tìm hiểu thêm

1. Meloni M, Izzo V, Manu C et al (2019) Fast-track pathway: an easy-to-use tool to reduce delayed referral and amputations in diabetic patients with foot ulceration The Diabetic Foot Journal 22(2): 38–47

2. IWGDF- Guidelines on the prevention and management of diabetic foot disease – 2019.